Làm gì khi điện thoại không dùng nhưng vẫn nóng
Điện thoại không dùng nhưng vẫn nóng là hiện tượng bất thường quen thuộc. Dẫu vậy, khi không may phải đối mặt với tình trạng này. Nhiều tín đồ smartphone vẫn cảm thấy hoang mang không biết nên làm gì để khắc phục sự cố.
Điện thoại nóng khi người dùng trải nghiệm những tác vụ nặng hoặc sử dụng máy ở cường độ cao là điều hoàn toàn dễ hiểu. Bởi lúc này, phần cứng, cụ thể là bộ vi xử lý thường bị quá tải. Nó dẫn đến tình trạng tỏa nhiệt nhiều và làm máy dần nóng lên. Tuy nhiên, đôi khi người dùng vẫn gặp phải tình trạng điện thoại không dùng nhưng vẫn nóng. Đây chắc chắn là một hiện tượng bất thường. Thậm chí còn là dấu hiệu cảnh báo phần mềm hoặc phần cứng của thiết bị đã gặp phải một vấn đề nghiêm trọng.
Tại sao điện thoại không dùng nhưng vẫn nóng?
Một vài yếu tố quen thuộc sau đây thường là “thủ phạm” khiến chiếc smartphone của bạn dù không được dùng như vẫn nóng:
✤ Bạn để điện thoại trong môi trường có nhiệt độ cao hoặc đặt máy gần các vật tỏa nhiệt.
✤ Bạn bảo vệ dế yêu bằng ốp lưng hoặc bao da quá dày, khiến việc thoát nhiệt bị cản trở.
✤ Trên điện thoại, các kết nối như 3G/4G, Bluetooth, Wifi vẫn được kích hoạt. Nhiều ứng dụng chạy ngầm vẫn chưa được tắt bỏ hoàn toàn. Vì vậy, dù bạn không dùng máy, các yếu tố này vẫn âm thầm khiến điện thoại bị nóng và hao pin nhanh.
✤ Bạn đang sạc pin cho dế yêu, nhưng lại sử dụng bộ sạc kém chất lượng hoặc không tương thích.
✤ Phần mềm của điện thoại bị xung đột, hệ điều hành của máy bị lỗi, gây ra nhiều sự cố bất thường. Điện thoại bị nóng dù không dùng cũng có thể nằm trong số này.
✤ Smartphone bị chai pin, hư IC nguồn, chạm linh kiện,… Đây là trường hợp phổ biến và nghiêm trọng. Bởi nếu gặp phải trường hợp này, bạn sẽ không thể tự mình khắc phục sự cố tại nhà.
=> Có thể bạn quan tâm: Điện thoại bị mất tiếng khi xem video
Bạn nên làm gì khi điện thoại không dùng nhưng vẫn nóng
Khi dế yêu bị nóng, ngay cả khi bạn không hề trải nghiệm các tính năng trên máy. Bạn nên thử áp dụng một vài giải pháp sau đây. Nó có thể giúp bạn xử lý tình trạng nóng máy khi không sử dụng ngay tại nhà.
✤ Đảm bảo luôn để máy trong môi trường thoáng mát, tránh các vật tỏa nhiệt.
✤ Nếu sử dụng ốp lưng/bao da cho điện thoại. Bạn nên chọn các phụ kiện có độ dày vừa phải, giúp máy có thể thoát nhiệt tốt.
✤ Đảm bảo bạn đã tắt bỏ các ứng dụng ngầm trên điện thoại. Nếu không thật sự cần thiết, bạn nên ngắt các kết nối trên dế yêu.
✤ Khởi động lại điện thoại. Đây là cách đơn giản giúp bạn giải quyết nhanh chóng những xung đột ở phần mềm. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật phần mềm cho chiếc dế yêu của mình, nếu phiên bản mới đã được nhà sản xuất phát hành.
✤ Nếu sạc pin cho điện thoại, bạn lưu ý chỉ nên dùng bộ sạc chất lượng, chính hãng và tương thích với máy.
Bạn đã áp dụng mọi thủ thuật được gợi ý ở trên, mà tình trạng điện thoại không dùng nhưng vẫn nóng vẫn chưa được cải thiện? Với trường hợp này, rất có thể chiếc smartphone của bạn đã gặp phải những hư hỏng ở phần cứng. Do đó, bạn nên nhanh chóng gửi gắm dế yêu cho một trung tâm sửa chữa điện thoại chuyên nghiệp, để tìm ra lỗi chính xác và có cách xử lý tối ưu. Chúc bạn thành công!.